Mới có 25 công ty chứng khoán hoàn thành kiểm thử với hệ thống KRX
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 5: Nắng chói chang Đồng Tháp
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Esports World Cup hợp tác cùng Sony
Tiền tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán tiểu đường loại 2. Thông thường, tiền tiểu đường vẫn âm thầm tiến triển. Người bệnh chỉ hay biết tình trạng của mình khi xét nghiệm máu và phát hiện đường huyết cao bất thường, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Heath (Mỹ).Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc một người có bị tiền tiểu đường hay không. Các yếu tố này chủ yếu là di truyền, thói quen, lối sống và chế độ ăn uống. Chúng sẽ tác động đến độ nhạy insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng đường huyết. Tiền tiểu đường nếu không điều trị có thể tiến triển thành tiểu đường loại 2.Tiểu đường loại 2 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về thận hay tổn thương thần kinh. Do đó, phát hiện sớm tiền tiểu đường và có cách can thiệp phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng.Một trong những thách thức, ảnh hưởng đến việc phát hiện sớm tiền tiểu đường là tình trạng này không có triệu chứng rõ ràng. Người mắc thường chỉ biết mình bị tiền tiểu đường khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị tiền tiểu đường sẽ gặp các triệu chứng như khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ, thay đổi cân nặng không rõ nguyên nhân.Triệu chứng khát nước, đi tiểu nhiều là do lượng đường glucose trong máu tăng, khiến cơ thể phải đào thải đường qua nước tiểu. Kết quả của quá trình này là cơ thể bị mất nước, gây khát nước và tiểu liên tục.Khi mắc tiền tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý chuyển hóa đường glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào. Tình trạng này khiến người mắc cảm thấy kiệt sức. Lượng đường trong máu cao cũng làm thay đổi lượng chất lỏng trong mắt, dẫn đến nhìn mờ.Kháng insulin ở người tiền tiểu đường sẽ dẫn đến việc tăng hay giảm cân một cách đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Việc tăng, giảm cân này hoàn toàn không do sự thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động hay phương pháp nào khác.Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào, người mắc cần đến bác sĩ khám để được chẩn đoán. Với người khỏe mạnh, đặc biệt khi bước vào tuổi trung niên, dù không có bất kỳ triệu chứng khác thường nào cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo Verywell Heath.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết thời tiết lạnh, các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Theo bác sĩ Thạch, một tháng qua, Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng tự điều trị cảm cúm khiến viêm mũi dị ứng không giảm mà còn tiến triển nặng hơn, biến chứng viêm xoang, polyp mũi… Như trường hợp chị M.N.B (38 tuổi, ở TP.HCM), một tháng trước, khi thời tiết thay đổi, chị xuất hiện các triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Nghĩ bị cảm cúm thông thường, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc để điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, triệu chứng không giảm mà còn trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, mới đến phòng khám khám.Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị B. viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính. Chị B. được kê toa thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.Hay như anh N.V.Q (45 tuổi, ở Đồng Nai), là nhân viên văn phòng thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, anh thường xuyên bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường nên tự mua thuốc cảm, xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Kéo dài 2 tháng, triệu chứng bệnh không giảm mà nghẹt mũi nhiều hơn, dùng thuốc xịt mũi co mạch vẫn không hết, anh Q. mới đi khám.Sau khi nội soi tai mũi họng, khám lâm sàng, bác sĩ Thạch chẩn đoán anh Q. viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Việc lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.Bác sĩ Thạch cho biết, viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm mũi dị ứng là do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, hoặc thay đổi thời tiết.Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức kích hoạt để chống lại các tác nhân này và mũi là cơ quan chính tiếp nhận phản ứng phòng vệ. Người bệnh thường hắt hơi liên tục đặc biệt vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng không gây sốt, không lây nhiễm và không cần sử dụng kháng sinh.Cảm cúm là do nhiễm virus gây ra, diễn tiến chậm từ 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.Nhầm lẫn giữa hai bệnh trên là điều rất phổ biến. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng và tiềm ẩn nguy cơ gây kháng kháng sinh và tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi chứa co mạch không chỉ không hiệu quả mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ biến chứng.“Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc thậm chí viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, người bệnh tốn chi phí, thời gian điều trị biến chứng”, bác sĩ Thạch nói.Bác sĩ Thạch cho biết, nếu có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong và ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, và dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Thạch nói.
Con gái lên tiếng trước loạt tin đồn tiêu cực về Lý Tiểu Long
Chiều nay 27.2, tại cơ quan Tỉnh đoàn Quảng Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.Tại hội nghị, ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về việc điều động chị Phạm Thị Thanh, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam đến nhận công tác tại Huyện ủy Hiệp Đức, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức, nhiệm kỳ 2020 - 2025, kể từ ngày 1.3.Phát biểu tại buổi công bố quyết định, chị Phạm Thị Thanh trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm, tin tưởng giao nhiệm vụ mới. Đồng thời, gửi lời cảm ơn đến tổ chức đoàn cùng các anh chị, đồng nghiệp đã đồng hành trong chặng đường dài đã qua.Chị Phạm Thị Thanh cũng hứa sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo Bí thư Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam."Với trọng trách mới được giao là Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức, tôi thức rõ về trách nhiệm của mình là cần phải nỗ lực vượt bậc, không ngừng học tập, rèn luyện vượt qua khó khăn, thử thách, tận tâm, tận tụy, tận lực, trách nhiệm và hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung của huyện", chị Thanh nói.Hội nghị cũng đã công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc giao quyền Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá 19 (nhiệm kỳ 2022 – 2027) cho anh Hoàng Văn Thanh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Nam.